Mực biển là loại hải sản rất phổ biến mà hầu hết ai cũng đã từng ít nhất thưởng thức một lần. Không chỉ xuất hiện ở những vùng biển tại Việt Nam, mực biển còn được vận chuyển và tiêu thụ tại hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam với nhiều hình thức như đông lạnh, khô… tuy nhiên để được thưởng thức Mực biển tươi sống thì không phải ai cũng có được cơ hội. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc rằng mực biển có bao nhiêu loại? Cách phân biệt các loại mực? giá mực biển là bao nhiêu 1 kg?… Ngày hôm nay, Fresh Sea Food sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Đặc điểm chung của Mực biển
Đặc điểm về cấu tạo của mực biển
Đặc điểm cấu tạo của mực biển
- Cấu tạo ngoài của mực biển gồm: tua dài, tua ngắn, mắt, đầu (có 8-10 tay), thân (chiếm 70% trọng lượng, hình bầu dục), vây bơi, giác bám.
- Cấu tạo trong của mực biển gồm: áo, mang, khuy cài áo, tua dài, tua ngắn, miệng, phễu phụt nước, hậu môn, tuyến sinh dục.
- Hiện nay trên thế giới có khoảng 500 loài mực sống rải rác ở các biển và đại dương với kích thước rất đa dạng, một số loài nhỏ có kích thước chỉ khoảng 2,5cm, với những loài lớn hơn, có con lên tới 14m điển hình vào năm 2007 người ta đã tìm thấy con mực ống trong tình trạng đóng băng ở Nam Cực dài tận 14,5m và nặng gần 500kg. Mực biển là nguồn thức ăn tuyệt vời của những loài cá lớn như cá voi, cá heo, cá mập… và các con mực to hơn.
Đặc điểm về môi trường sống của mực biển
Mực biển thường sinh sống ở các cửa sông, biển sâu, các vùng nước ngoài khơi. Ở nơi có vùng nước lớn không có chỗ nương náu, chúng thường dễ bị tấn công nên cơ chế tự vệ đầu tiên để phát hiện nguy hiểm là đôi mắt to và sáng. Loài mực khổng lồ có con có kích thước mắt lên đến tận 40cm.
Đặc điểm về tập tính săn mồi và tự vệ của mực biển
Da của mực biển chứa sắc tố bào màu: nâu, đỏ, đen, vàng. Những sắc tố này phản chiếu các tế bào bên dưới giúp mực biển thay đổi màu sắc cơ thể theo màu của môi trường để ngụy trang.Tuy nhiên, các loài cá săn mồi có tiếng như cá voi hay cá heo sẽ dùng sóng âm để hình dung con mực ngụy trang nên mực biển sẽ phải dùng chiêu thức khác:
- Phun mực: chiêu phun mực này chủ yếu gồm dịch Melanin và nhầy nên có màu tối, chiêu thức này sẽ tạo một vùng khói mù lớn để đánh lạc hướng kẻ săn mồi.
- Dựa vào phản lực: khi bị dồn đến đường cùng, mực biển sẽ dựa vào phản lực để phóng đi thoát khỏi kẻ thù, chiêu thức này có thể giúp cho mực điển đạt đến vận tốc 40km/h. Điều này đã khiến cho chúng trở thành động vật thân mềm nhanh nhất Đại dương.
Đặc điểm mùa sinh sản của mực biển
Mùa mực biển ở Việt Nam hàng năm thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5, thời điểm này mực sẽ to và ngon nhất. Theo kinh nghiệm của những người đi biển lâu năm, từ tháng 3 mực sẽ tiếp tục sinh sản đợt mới nên vào khoảng tháng 7, tháng 8 ngư dân vẫn có thể đánh bắt. Con mực chứa nhiều trứng nhất là vào độ trăng sáng nên nếu bạn muốn mua mực có nhiều trứng thì nên chọn vào thời điểm này nhé.
Đặc điểm về thành phần dinh dưỡng của mực biển
Mực biển là loại hải sản cung cấp nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là protein. Nó cũng là nguồn cung cấp các khoáng chất thiết yếu như vitamin B12, đồng, phốt pho… nhưng bên cạnh đó, mực biển có hàm lượng cholesterol khá cao.
Thành phần dinh dưỡng của thịt mực biển
Không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, mực biển còn có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe:
- Giúp răng và xương chắc khỏe: trong mực có thành phần dinh dưỡng chứa Canxi và Photpho đặc biệt tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Ngăn ngừa viêm khớp: mực tuơi cung cấp 63% selenium có tác dụng chống oxy hóa giúp làm giảm các triệu chứng đau xương khớp
- Hỗ trợ hình thành hồng cầu: những trường hợp thiếu hồng cầu thì nên bổ sung mực vào thực đơn hàng tuần. Theo nghiên cứu cứ 100g mực sẽ cung cấp 90% hàm lượng đồng, đồng giúp cơ thể lưu trữ, hấp thụ và trao đổi chất giúp hình thành nên hồng cầu. Vì vậy nếu bạn thiếu hồng cầu thì cần bổ sung thêm mực vào thực đơn ngay nhé.
- Ngoài ra mực biển còn có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe như: giúp tăng cường hệ miễn dịch, ổn định lượng đường trong máu, giảm huyết áp, chống ợ chua….
Các loại mực biển phổ biến ở Việt Nam – Giá mực tươi trên thị trường hiện nay là bao nhiêu?
Mực biển ở vùng biển Việt Nam có 5 loại phổ biến: mực lá, mực ống, mực sim, mực nang, mực trứng. Bạn có biết phân biệt 5 loại mực đó chưa? Giá 5 loại mực tươi này trên thị trường là bao nhiêu? Fresh Sea Food sẽ giúp các bạn phân biệt 5 loại mực biển này nhé!
Mực lá
Mực lá có tên quốc tế là Sepioteuthis Lessoniana Lesson, loài mực này có hình thể dày, thân dài khoảng từ 3 – 33 cm, bề ngang khoảng 1/3 chiều dài, hình dáng của chúng có hình bầu dục giống như chiếc lá, đây cũng là lí do giải thích tại sao chúng có tên gọi là Mực lá. Mực lá có vây dày, thịt ăn rất dày, giòn, ngọt đậm đà. Vì vậy trong quá trình nuôi trồng thủy hải sản chúng được coi là một trong những loại có nhiều tiềm năng nhất.
Hình ảnh về mực lá
Giá Mực lá hiện nay dao động từ 380.000 – 450.000 VNĐ/Kg tùy vào từng thời điểm.
Mực ống
Mực ống có hình dạng thon dài giống như chiếc ống, cân xứng 2 bên, phần đầu gồm 8 tua nhỏ và 2 xúc tu dài. Mực ống trưởng thành trung bình có chiều dài 30cm. Mực ống thường được các ngư dân đánh bắt tại các vùng biển xa sau đó được cấp đông ngay trên tàu nên khi về đến đất liền vẫn giữ được độ tươi ngon. Mực ống có phần thịt mỏng, sau khi chế biến ăn rất giòn và ngọt nên làm được rất nhiều món ngon như luộc, chiên, nướng, nhồi thịt….
Hình ảnh mực ống
Mực trứng
Mực trứng hay còn gọi là mực sữa, bề ngoài chúng có thân màu cánh gián, bên trong chiếm khoảng 70% là trứng. Trung bình, một con mực trứng chỉ dài 5-12cm, chúng thường sống ở vùng nước có độ mặn cao, đáy bùn. Mùa khai thác chính của mực trứng vào tháng 4, 5, 6 – đây là mùa sinh sản của chúng. Mực trứng có giá trị về mặt dinh dưỡng cao, dễ ăn, dễ chế biến, chỉ cần rửa sạch và nấu đơn giản. Các món ăn từ mực trứng thường xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày, thực đơn của các nhà hàng, làm quà tặng, biếu.
Hình ảnh mực trứng
Giá Mực trứng trên thị trường hiện nay dao động từ khoảng 200.000 – 400.000 VND/Kg.
Mực sim
Mực sim là loại mực có hình dáng nhỏ nhất trong các loại mực, vì giống quả sim nên được gọi với cái tên này, mực sim có hình dạng nhỏ như đầu ngón tay. Trong quá trình chế biến, mực sim không mất nhiều thời gian làm sạch mà cách nấu cũng đơn giản. Chỉ cần hấp chín lên là đã có một nồi mực ngon tuyệt. Mực sim ngon nhất là vào khoảng đầu hè cho đến hết tháng 6, vào thời điểm này mực rất thơm ngon, giá cả cũng hợp lí
Hình ảnh mực sim
Giá Mực trứng hiện nay trên thị trường dao động từ trên 170.000 VND/Kg.
Mực nang
Mực nang hay còn gọi là mực mai hoặc mực bầu, chúng có ưu điểm là thân hình to, thịt dày, giòn. Mực nang có một lớp vỏ 2 bên lớn, mắt hình chữ W, đầu gồm 8 vòi và 2 xúc tu, các miệng hút có răng cưa. Đây là loại mực có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ chế biến, làm được nhiều món ăn ngon. Mực nang thường được dùng để làm chả mực, lẩu, salad, gỏi… có lẽ vì thế nên mực nang đang rất được ưa chuộng, lượng tiêu thụ cực lớn và cũng là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam
Hình ảnh mực nang
Giá Mực nang hiện nay trên thị trường dao động từ 170.000 – 250.000 VNĐ/Kg.
3. Hướng dẫn cách chọn mực biển tươi sống
Ở phần trên, Fresh Sea Food đã phân biệt các đặc điểm cơ bản của 5 loại mực phổ biến ở Việt Nam, tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chọn và bảo quản mực tươi sống. Đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp các bà nội trợ, các bạn đi du lịch mua được những con mực tươi ngon về làm quà cho gia đình và bạn bè.
Cách chọn mực biển tươi sống
Để chọn được mực tươi ngon, bạn chỉ cần ghi nhớ 4 nguyên tắc sau:
- Nhìn màu sắc mực: nếu là những con mực tươi ngon vừa được đánh bắt ở biển về thì phần thân sẽ là màu nâu tím sậm và tươi sáng, con mực màu trắng chả hạn như mực nang thì sẽ là màu trắng đục như sữa, nếu thân mực có màu nâu nhợt nhạt là mực đã bị ươn.
- Cảm nhận độ săn chắc: Con mực tươi, săn chắc thì sẽ có độ đàn hồi cao, nếu bạn dùng ngón tay ấn vào thân mực và thả tay ra, thân mực trở lại trạng thái ban đầu thì đó là những con mực mới và tươi ngon. Còn nếu con mực hơi mềm, nhão, độ đàn hồi không cao thì con mực đó không đạt tiêu chuẩn
- Quan sát mắt mực: quan sát mắt là cách vô cùng hiệu quả. Mực tươi mắt thường có màu rất sáng, trong, bạn có thể nhìn thấy con ngươi bên trong còn mực không được ngon thì mắt thường đục và mờ.
- Kiểm tra râu mực: Nếu các xúc tua ở râu mực vẫn còn đầy đủ, độ bám dính chắc thì đó là mực tươi. Những con mực không còn ngon thường phần râu sẽ bị mềm nhũn, các xúc tua bị rơi rớt.
Cách bảo quản mực biển
Sau khi chọn mua được những con mực tươi ngon về để nấu món ăn, làm quà cho người thân nhưng bạn lại phải di chuyển quãng đường khá xa hoặc mua một số lượng lớn mà không ăn hết thì phải làm cách nào để bảo quản mực tươi? Hãy để Fresh Sea Food giúp bạn giải bài toán khó này nhé!
Hướng dẫn cách bảo quản mực biển
Cách bảo quản mực tươi khi không có tủ lạnh.
Trong trường hợp bạn đi du lịch xa và muốn mang mực tươi về nhưng không có tủ lạnh, giải pháp cho bạn lúc này chính là thùng xốp. Đầu tiên bạn phải chuẩn bị thùng xốp và đá lạnh (bạn nên chọn những viên đá to, khó tan thay vì đá viên nhỏ), tiếp đó bạn sẽ cho mực vào từng túi nilong, buộc kín, xếp vào thùng và phủ đá kín hết phần mực. Dưới đáy thùng xốp bạn nên đục 1 lỗ nhỏ để nước có thể thoát ra ngoài, không để nước đá ngấm vào mực tươi sẽ gây hư hỏng, ươn. Bằng cách này bạn có thể bảo quản mực khoảng 8-10 tiếng.
Cách bảo quản mực tươi khi có tủ lạnh.
Nếu bạn đi chợ có mua số lương mực khá nhiều và muốn bảo quản tủ lạnh để dành cho những bữa sau thì hãy tham khảo cách này.
Đầu tiên bạn phải rửa sạch, bỏ hết phần ruột, da của con mực sau đó cho vào túi zip hoặc hộp đựng thực phẩm và bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ dưới 5 độ C.
Bảo quản mực tươi bằng cách cấp đông.
Với phương pháp này, mực có thể được bảo quản trong vòng 4 – 5 tháng. Trước tiên bạn cũng phải làm sạch bụng và bỏ da mực sau đó cho vào túi zip, túi cấp đông, nếu có thể bạn nên hút chân không bên trong túi và cho mực vào ngăn đá, nhiệt độ yêu cầu dưới -18 độ C
Lưu ý: bạn cần kiểm tra túi đựng mực trước khi cấp đông, tránh tình trạng túi bị hở, thủng khiến mực có thể bị ngấm nước và ảnh hưởng đến chất lượng.
Khi tủ lạnh, tủ đông bị mất điện hoặc hỏng bạn không nên mở cửa tủ, chỉ khi chúng hoạt động lại bình thường thì bạn mới mở tủ và kiểm tra nhiệt độ.
Mực khi đã rã đông thì không được cấp đông lại nữa vì như vậy có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe người sử dụng.
Các món ngon từ mực biển
Thực đơn các món ngon từ mực biển rất đa dạng và phong phú, cách chế biến mực tươi rất đơn giản, Fresh Sea Food sẽ gợi ý một vài món ngon, dễ làm từ mực biển và hướng dẫn cách làm cho bạn tham khảo.
Mực tươi xào cần tỏi: đây là một món ăn được rất nhiều người ưa chuộng, nguyên liệu dễ tìm, cách làm đơn giản.
Hướng dẫn cách chế biền món mực biển xào cân tỏi
Mực biển nhồi thịt: mực ống nhồi thịt, cắt khoanh vừa ăn xếp ra đĩa thật vô cùng bắt mắt, đây là món ăn cầu kỳ, cần sự khéo léo nhưng lại vô cùng thơm ngon.
Hướng dẫn cách chế biến món mực biển nhồi thịt
- Mực biển hấp gừng: cách nấu phổ biến và đơn giản nhất nhưng lại được nhiều người thích thú vì giữ được hương vị tươi ngon, độ ngọt của mực.
Hướng dẫn cách chế biến món mực biển hấp gừng
Như vậy chúng tôi vừa cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản nhất về Mực biển. Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích về loại hải sản này.
Fresh Sea Food là trang Web chuyên cung cấp các địa điểm bán hải sản uy tín, giá cả hợp lý và Review các địa điểm ăn uống hải sản ngon nhất. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua mực biển, hãy tìm đến Fesh Sea Food nhé !!